CSKH: 0915140769
Việc giáo dục về sức mạnh bên trong của học sinh được lấy làm phương châm giáo dục tại Nhật.
Cụ thể là, những vấn đề về năng lực, chất lượng tự học, tự suy nghĩ, tự học hỏi và sức khỏe được các trường đưa ra.
Mục đích của việc giáo dục là:
1. Tự tìm kiếm chủ đề, tự học, tự suy nghĩ, phán đoán mang tính chủ quan, hơn nữa là dạy cho học sinh khả năng giải quyết vấn đề.
2. Dạy cho học sinh thái độ chuyên tâm vào công việc, nghiêm túc, giải quyết vấn đề, chú tâm vào cách nghĩ và cách học. Cố gắng để có thể tự mình suy nghĩ cách sống, cách tồn tại….
Tại các trường học tại Nhật, chúng tôi xin tập trung vào việc đưa ra cách nghĩ và mục đích này bằng việc áp dụng Kendama.
Học sinh bằng việc tự mình sử dụng Kendama, học và cảm nhận Kendama bằng cơ thể mình. Thông qua trò chơi, học sinh sẽ càng hiểu sâu hơn về bản thân mình, chiến thắng với sức mạnh của chính mình, đưa ra mục tiêu phải hoàn thành một việc nào đó. Hơn nữa, Kendama còn tạo ra sự gắn kết giữa các mối quan hệ của trẻ em, gia đình (bố mẹ, ông bà, anh chị em…). Giáo viên sẽ hướng dẫn những đứa trẻ về việc hình thành nhân cách, bản tính bên trong mỗi con người.
Việc áp dụng Kendama trong trường học tại Nhật Bản với mục đích:
- Giúp học sinh lĩnh hội được các kỹ năng Kendama
- Thông qua Kendama mở rộng mối quan hệ bạn bè
- Thông qua Kendama, nếm trải cảm giác tự mình làm được, cảm giác thỏa mãn, chiến thắng chính bản thân mình
- Tăng thêm sự liên kết giữa con cái - bố mẹ, học sinh – giáo viên
- Giao lưu văn hóa với bạn bè quốc tế, văn hóa địa phương thông qua Kendama.
Học tập mỗi kỹ năng không thể thay thế các hoạt động học tập khác. Tuy nhiên tại sao Kendama lại có thể tiến sâu vào giáo dục tại các trường học ở Nhật Bản. Bởi vì Kendama có những mối liên quan với các môn học khác. Ví dụ:
- Với môn quốc ngữ: đế tập luyện Kendama, những đứa trẻ sẽ phải biến những điều chúng đã nghe từ gia đình, những kinh nghiệm, cảm giác của bản thân, những suy nghĩ thành những đoạn văn.
- Với môn toán học: thông qua Kendama, học sinh hiểu được khái niệm về cân nặng, kích thước, khoảng cách, lý giải những công thức tính toán ra điều đó, tự tạo cho mình những khái niệm cơ bản.
- Với các môn xã hội: bằng việc tìm hiểu về lịch sử của Kendama, học sinh sẽ học hỏi những phong tục tập quán, bối cảnh lịch sử của Nhật bản trong thời kỳ đó. Bằng việc xem Kendam trên toàn thế giới, học sinh có thể hiểu được phong tục tập quán của các nước có người chơi Kendama trên toàn thế giới.
- Với môn vật lý: thông qua Kendama, học sinh có được những suy nghĩ về động lực học, nguyên lý cân bằng. Ngoài ra học sinh cũng có thể tìm hiểu những kiến thức liên quan đến vật liệu.
- Với môn thể dục: chơi Kendama như một môn thể thao, nuôi dưỡng thể lực, sự tập trung, phối hợp làm việc theo nhóm… suy nghĩ về những điều không thể thiếu trong thể thao: tinh thần đoàn kết, cống hiến, tự hào dân tộc…
- Với môn thủ công mỹ thuật: học sinh có thể sử dụng những vật liệu xung quanh mình như chai nhựa, giấy, bìa carton…. để tạo nên Kendama, nâng cao tính sáng tạo, vẽ tranh về Kendama…
- Với môn âm nhạc: sử dụng Kendama trình diễn nhạc cụ, tập những bài hát hợp với nhịp điệu trong kỹ thuật của Kendama.
- Với các hoạt động ngoại khóa tại trường học: bằng sự nỗ lực của bản thân, trẻ sẽ học hỏi được từ những hoạt động nhóm, tham gia các cuộc thi đấu Kendama do trường tổ chức.
Ngoài ra Kendama giúp mối quan hệ trường hoc – gia đình – xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Bảo đảm chất lượng Sản phẩm bảo đảm chất lượng. |
Miễn phí giao hàng Cho đơn hàng từ 2 triệu đồng. |
Hỗ trợ 24/7 Hotline: 0915 140 769 |
Đổi trả hàng Trong vòng 3 ngày. |
© Bản quyền thuộc về ME | Cung cấp bởi Sapo